Cách tính tiền ship, hay thu phí ship của khách hàng như thế nào quả là một câu chuyện đau đầu. Bạn có thể tính tiền ship theo km, dựa theo bảng giá ship COD của Viettel POST, Bưu điện, Giao hàng nhanh, hoặc theo một chiến lược vận chuyển của riêng bạn.
Dưới đây là một số chiến lược vận chuyển phổ biến, bạn có thể tận dụng để tính phí vận chuyển cho khách hàng của mình:
- Vận chuyển miễn phí đi kèm đề nghị (Offer Free Shipping): Ví dụ giao hàng miễn phí với đơn hàng trên 250K.
- Phí giao hàng theo giá niêm yết ( Charge Exact Costs ): Ví dụ phí ship 5K/km. Hoặc đơn giản là ốp theo bảng giá ship COD Viettel, bưu điện, Giao hàng nhanh…
- Vận chuyển theo mức phí cố định (Flat Rate Shipping): Ví dụ phí ship đồng giá 20K với khu vực nội thành. 30K với Ngoại thành và các tỉnh lẻ.
Các nội dung chính
1. Cách tính phí ship miễn phí đi kèm một điều kiện (Offer Free Shipping)
Offer Free Shipping là giao hàng miễn phí đi kèm một điều kiện (offer) nào đó.
Giao hàng miễn phí là cách tính phí ship hữu hiệu thôi thúc khách hàng mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, giao hàng miễn phí không bao giờ là miễn phí cả, nó là chỉ là cách hoản đổi người chịu chi phí vận chuyển từ người mua sang người bán, hoặc mỗi bên chịu một phần. Tùy thuộc vào lợi nhuận doanh thu, mà chiến lược giao hàng miễn phí có thể là có hoặc không có ý nghĩa.
Shopee năm 2018 đã vượt mặt đối thủ nặng ký Lazada vươn lên dẫn đầu về cả lượt truy cập website và xếp hạng ứng dụng di động. Việc Shopee lần đầu tiên soán ngôi Lazada là nhờ tung các quảng cáo tiền tỷ, các gương mặt thương hiệu đình đám Bùi Tiến Dũng và Bảo Anh. Nhưng phải kể đến độc chiêu free ship cho mọi khách hàng, đã khiến các nhà bán hàng đổ dồn lên Shopee đăng ký gian hàng, mong mỏi tỷ lệ chuyển đổi sẽ khá lên nhờ chính sách giao hàng miễn phí từ Shopee hỗ trợ. Một mặt tỷ lệ người mua sắm truy cập vào website Shopee cũng tăng lên con số kinh khủng (hơn 30 triệu lượt truy cập mỗi tháng – Nguồn Iprice Insight).
Cách A: Tăng nhẹ giá sản phẩm
Khi đưa ra chính sách giao hàng miễn phí, bạn sẽ cần cân nhắc giảm chi phí ở khâu vận hành khác, hoặc tăng nhẹ giá sản phẩm để bù đắp một phần thâm hụt lợi nhuận của mình. Ví dụ:
- Giá sản phẩm: 250,000đ. Ship 40,000đ khách đắn đo
- Giá sản phảm 299,000. Free ship toàn quốc có vẻ lại hấp dẫn nhỉ. Mông lung như một trò đùa ^^
Cách B: Freeship với số tiền nhất định
Một lựa chọn khác khá hay là đưa ra chính sách giao hàng miễn phí cho đơn hàng đạt đến một mức tiền nhất định. Loại ưu đãi này có thể khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm để đạt ngưỡng miễn phí ship, một mặt lại giúp tăng giá trị trị đơn hàng (AOV) cho bạn.
Tuy nhiên sẽ cần tính toán một chút xem nên để freeship cho đơn hàng trên bao nhiêu tiền là hợp lý. Thông thường mình sẽ tính toán trước 3 chỉ số sau:
- Chi phí chuyển đổi cho mỗi đơn hàng là bao nhiêu?
- Giá trị trung bình của 1 đơn hàng khách đặt là bao nhiêu?
- Phí ship trung bình bao nhiêu?
Sau đó tính toán để đưa ra Giá trị đơn hàng ngưỡng phù hợp.
VD bạn bán giày thể thao nam, và chi phí chuyển đổi ra 1 đơn hàng trên Facebook là 70,000đ. Trong khi chi phí ship khoảng 40,000đ/đơn. Bình quân 1 đơn hàng là 300,000. Nếu bạn chịu 50% phí vận chuyển thì cứ đơn hàng trên 450K là được freeship. Nếu bạn không muốn mất đồng ship nào thì cứ đơn trên 600K freeship là ok ^^.
Nên tăng giá sản phẩm hay freeship với số tiền nhất định?
Cho dù là tặng nhẹ giá bán sản phẩm, hay freeship với đơn hàng đạt mức ngưỡng nào đó thì doanh thu của bạn sẽ vẫn bị ảnh hưởng. Nhưng sẽ còn thậm tệ hơn nếu bạn áp dụng chiến lược vận chuyển sai cách.
Vậy khi nào nên tăng giá nhẹ để bù đắp một phần phí vận chuyển bạn phải chịu?
Điều này phụ thuộc vào thị trường ngách mà bạn hoạt động và những gì đối thủ của bạn đang làm.
Nếu bạn đang bán các mặt hàng xa xỉ hoặc một sản phẩm handmade, hàng hiếm … Nói chung là một thị trường ngách của riêng bạn thì mọi thứ rất dễ dàng rồi. Việc bạn tặng nhẹ một chút giá và đưa ra chính vận chuyển miễn phí cũng không thành vấn đề. Vì hàng của bạn là duy nhất, khách hàng không thể tìm được một sản phẩm tương tự như vậy để so sánh và có lựa chọn thứ hai.
Ngược lại, nếu bạn kinh doanh các sản phẩm đại trà, có sự cạnh tranh cao khủng khiếp thì đó lại là bài toán khó. Việc tăng giá sản phẩm lúc này sẽ là sai lầm vì người tiêu dùng sẽ có ngay cơ sở để đánh giá. Lúc này bạn cần áp dụng phương pháp miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên trên X đ, hoặc một chiến lược khác, mà tôi sẽ trình bày bên dưới.
Có một sự ngoại lệ cần đặc biệt chú ý. Với các sản phẩm có kích thước lớn, cồng kềnh, ví dụ các sản phẩm văn phòng, nội thất… thì chính sách vận chuyển miễn phí lá rất nguy hiểm, bởi nó cực tốn kém và cắt giảm lợi nhuận đáng kể. Cần xem xét thật kỹ giá bán, đối thủ của bạn đang xử lý vận chuyển như thế nào, giá trị đơn hàng trung bình và tỷ suất lợi nhuận bạn thu về… để đưa ra quyết định tốt nhất.
2. Cách tính phí ship niêm yết (Charge Exact Costs)
Charge Exact Costs: Nghĩa là cứ ốp theo bảng giá vận chuyển của bạn, hoặc bảng giá ship niêm yết của các đối tác vận chuyển đưa ra.
2.1. Bảng giá phí ship COD bưu điện 2019
Chuyển phát nhanh bưu điện là dịch vụ gửi hàng EMS chuyên giao nhận thư từ, tài liệu, hàng hóa thuộc VNPost. Cách tính phí ship COD của bưu điện bao gồm:
Cước ship COD = Cước dịch vụ chuyển phát EMS + Cước thu hộ/chi hộ
Trong đó:
Cước dịch vụ chuyển phát sẽ phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, điểm gửi và điểm nhận hàng. Bạn có thể tra cứu cước dịch vụ chuyển phát EMS tại đây, bảng giá cước bưu điện
Cước COD sẽ được tính bằng 1% tiền thu hộ, tối thiểu 15.000đ/lô hàng. Nếu bạn gửi nhiều gói hàng đến nhiều địa chỉ khác nhau cách tính phí ship COD bưu điện sẽ được tính theo mức tiền thu hộ của từng gói hàng, cụ thể:
Mức tiền thu hộ | Mức cước thu hộ |
Đến 300.000đ | 13.000đ |
Trên 300.000đ đến 600.000đ | 15.000đ |
Trên 600.000đ đến 1.000.000đ | 17.000đ |
Trên 1.000.000đ | 1,2% số tiền thu hộ, tối thiểu 18.000đ |
Bảng giá ship bưu điện mới nhất năm 2019
Ngoài ra, bạn có thể mất thêm chi phí nếu sử dụng các dịch vụ cộng thêm khi ship COD hàng hóa như:
- Phí chuyển khoản (10.000đ/lần + phí chuyển tiền từng ngân hàng)
- Phí phục vụ
- Phí hủy dịch vụ
- …
Một số lưu ý khi ship hàng qua bưu điện:
- Khi gửi hàng bưu điện, bạn cần đóng gói hàng hóa cẩn thận, đặc biệt là hàng dễ vỡ, các loại chất lỏng,… mỗi loại sản phẩm sẽ theo bảng giá ship bưu điện hiện hành.
- Với hàng gửi không yêu cầu đóng gói đặc biệt thì bạn cần để mở để nhân viên nhận hàng có thể kiểm tra trước khi gửi đi.
- Với mỗi gói hàng, shipper sẽ phát 2 lần, nếu sau 2 lần mà khách vẫn chưa nhận hàng thì gói hàng sẽ được lưu tại bưu cục và khách sẽ phải đến đó để nhận hàng.
2.2. Bảng giá ship COD Viettel Post
Viettel Post cũng là dịch vụ chuyển phát phổ biến, với ưu điểm là các mạng lưới bưu cục rộng khắp cả nước đến từng xã phường, từng thôn xóm, chi phí vận chuyển hợp lý, bảo quản hàng hóa tốt, Viettel Post được nhiều người, đặc biệt là các chủ shop online lựa chọn để gửi hàng hóa.
Cách tính phí ship COD của Viettel Post cũng được tính bằng tổng phí chuyển phát và phí dịch vụ thu hộ COD.
Trong đó:
Phí dịch vụ chuyển phát sẽ dựa theo khối lượng của hàng hóa được tính bằng công thức quy đổi theo số đo kích thước gói hàng:
Trọng lượng quy đổi = Dài * Rộng * Cao (cm)/6.000 (kg)
Ví dụ: 1 gói hàng bạn đóng gói với kích thước là 30*20*10 cm thì theo công thức trên, trọng lượng gói hàng sẽ là: 30*20*10/6.000 = 1 kg.
Viettel Post đang cung cấp 3 dịch vụ chuyển phát bao gồm:
- VHT – Chuyển phát hỏa tốc: Là dịch vụ vận chuyển ưu tiên cao nhất với thời gian toàn trình không quá 24h
- VCN – Chuyển phát nhanh: Là dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không theo thời gian dự kiến và được tính bằng giờ
- VTK – Chuyển phát tiết kiệm: Là dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ với thời gian chuyển phát tính bằng ngày, phù hợp với các hàng hóa không cần vận chuyển nhanh
Giá ship COD (Phí dịch vụ thu hộ) của Viettel Post được tính bằng 0,8% tiền thu hộ, tối thiểu 15.000đ với các bưu gửi tại trung tâm các tỉnh, thành phố hoặc 1,3% tiền thu hộ, tối thiểu 20.000đ với các bưu gửi tại huyện, xã.
Bạn có thể tra cứu cước vận chuyển hàng hóa kèm cước thu hộ của Viettel Post tại đây.
Mặc dù bảng giá ship COD Vietel POS khác cách tính phí ship của Bưu điện, nhưng nhìn chung giá cả chênh lệch không nhiều. Cách tính phí ship đều theo quy định, mức cước cũng được công khai trên hệ thống nên chủ shop online có thể vào tra cứu. Tuy nhiên, việc này hơi mất thời gian, bởi cứ mỗi khách
3. Cách tính phí ship cố định (Flat Rate Shipping)
Flat Rate Shipping là phương pháp tính tiền ship áp dụng một mức phí vận chuyển cố định cho một khu vực địa lý, một khoảng thời gian nhất định, một khoảng giá trị đơn hàng, một phạm vi số lượng nhất định. Ví dụ:
- Phí ship nội thành Hà Nội đồng giá 20K
- Đồng giá phí ship 10K từ nay đến hết T1/2019
- Đồng giá tiền ship 10K cho đơn hàng trên 500,000đ
- Ưu đãi tiền ship 10K cho 50 người mua hàng đầu tiên
Phương pháp tính phí ship đồng giá này đòi hỏi bạn cần tính toán chi phí vận chuyển trung bình của một đơn hàng, sau đó đưa ra mức phí ship của riêng bạn. Tất nhiên, mức phí bạn đưa ra phải ưu đãi hơn so với giá niêm yết chung trên thị trường một chút, nhưng nếu biết cách vận dụng đúng đắn cuối cùng nó sẽ đem lại doanh thu cân bằng cho bạn thôi.